Sau thời kỳ khủng hoảng bất động sản, vài năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta tăng trưởng chóng mặt với hàng loạt các dự án bất động sản lớn nhỏ từ chung cư, trung tâm thương mại cho tới các dự án nghỉ dưỡng cao cấp,… Tại các thành phố lớn, số lượng các tòa nhà lớn nhỏ không ngừng gia tăng. Vì vậy kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ mới như dịch vụ bảo vệ, dịch vụ vệ sinh hay dịch vụ quản lý tòa nhà,… Vậy quản lý tòa nhà là gì? Tại sao cần ban quản lý tòa nhà và công việc quản lý tòa nhà gồm những gì?
Quản lý tòa nhà là gì?
Quản lý tòa nhà nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của tòa nhà diễn ra với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất. Bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau:
- Đảm bảo an ninh, trật tự.
- Dịch vụ vệ sinh.
- Quản lý và chăm sóc khách hàng, đối nội, đối ngoại, nhân sự, giám sát hoạt động.
- Bảo trì tòa nhà, vận hành và ngăn ngừa sự cố của toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà
- Marketing…
Điều này giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách chuyên nghiệp và có đầy đủ chứng chỉ vận hành tòa nhà.
Tại sao cần sử dụng dịch vụ quản lý tòa nhà?
Dịch vụ quản lý tòa nhà là gì mà lại được ưu tiên sử dụng như vậy? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc vấn đề này thì dưới đây là những lý do cụ thể:
Đảm bảo an toàn
Các công ty quản lý tòa nhà uy tín luôn có quy trình làm việc rõ ràng, chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực quản lý tòa nhà và được đào tạo bài bản nên đảm bảo tòa nhà luôn được bảo vệ an toàn ở mức tối đa. Đồng thời khi có sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra, nhân viên của công ty cũng sẽ khắc phục nhanh chóng.
Phòng tránh được các rủi ro
Dịch vụ quản lý tòa nhà sẽ có kế hoạch kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra trong tòa nhà nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản.
Nâng cao giá trị của tòa nhà
Sử dụng dịch vụ quản lý tòa nhà giúp đảm bảo an ninh tuyệt đối và tăng tính chuyên nghiệp cho tòa nhà. Chính vì thế mà giá trị của tòa nhà cũng sẽ được nâng lên và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Dịch vụ quản lý tòa nhà thực hiện những công việc gì?
Các tòa nhà cần được quản lý chặt chẽ để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra
Vậy cụ thể những công việc được thực hiện bởi dịch vụ quản lý tòa nhà là gì?
Quản lý tài chính
Ở mỗi tòa nhà hàng tháng khách hàng đều phải đóng một khoản phí quản lý định kỳ. Những khoản phí quản lý này gộp lại là một con số không hề nhỏ và được giao cho ban quản lý. Thay mặt khách hàng, ban quản lý có nhiệm vụ quản lý tài chính sao cho rạch ròi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tòa nhà. Các khoản phí ngoài việc chi trả cho tiền điện, nước chung trong tòa nhà còn có chi phí cho việc làm vệ sinh các khu vực dùng chung như hành lang, sảnh,… hay chi phí sửa chữa, lương nhân viên vệ sinh, lương nhân viên bảo vệ,…
Quản lý nhân sự
Mỗi một tòa nhà cần có số nhân sự khác nhau cho từng vị trí. Làm thế nào để tuyển dụng và chế độ thưởng và phạt cho các nhân viên hợp lý là công tác của ban quản lý tòa nhà. Bên cạnh đó, ban quản lý còn cần giám sát các hoạt động của nhân viên để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng yêu cầu công việc.
Quản lý khách hàng
Quản lý vận hành tòa nhà còn có trách nhiệm trong quản lý khách hàng. Từ các chính sách chăm sóc khách hàng cho tới việc giải quyết các yêu cầu của khách đều là nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà. Làm thế nào để giữ chân khách hàng, làm khách hàng hài lòng mà không làm ảnh hưởng lợi ích của chủ đầu tư hay lợi ích chung của tòa nhà là vấn đề luôn khiến các nhà quản lý đau đầu.
Quản lý vận hành, bảo trì hệ thống kỹ thuật
Một tòa nhà thường được lắp đặt nhiều hệ thống như:
- Điều hòa không khí và thông gió
- Thang máy
- Máy phát điện
- Hệ thống điện nặng (tủ điện, ổ cắm, chiếu sáng…)
- Hệ thống điện nhẹ (camera, CCTV, âm thanh P/A, mạng LAN, điện thoại, báo cháy…)
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống bơm, đường ống
- Hệ thống xử lý và cấp, thoát nước sinh hoạt
- Hệ thống thiết bị vệ sinh
- Hệ thống khác: hệ thống thiết bị bếp, bể bơi, phòng tập…
Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật bao gồm vận hành, bảo trì, và bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật nói trên. Hệ thống kỹ thuật luôn phải được ở trong tình trạng có thể vận hành bình thường 24/7, được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Và hệ thống BMS chính là hệ thống quản lý tòa nhà thông minh được ứng dụng trong việc vận hành kỹ thuật tòa nhà